5 điều mẹ cần chuẩn bị trước và sau phẫu thuật cắt thắng lưỡi cho bé


Thời điểm có thể cắt thắng lưỡi cho trẻ 

Dính thắng lưỡi là dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ sơ sinh. Hệ quả có thể khiến trẻ nhỏ khó bú, chậm tăng cân, làm đau hay viêm núm vú của mẹ. Về sau, dị tật này còn gây ảnh hưởng tới khả năng phát âm của trẻ, nguy cơ bị nói ngọng có thể xảy ra. Do đó, trẻ nên được cắt thắng lưỡi sớm, ở thời điểm thích hợp để điều trị triệt để dị tật này.

5 điều mẹ cần chuẩn bị trước và sau phẫu thuật cắt thắng lưỡi cho bé - 1
Thời điểm cắt thắng lưỡi cho trẻ là giai đoạn 5-6 tháng tuổi (Ảnh: Thu Cúc TCI).

Theo Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Dương Văn Tiến, khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI, thắng lưỡi là bộ phận giữ vai trò quan trọng trong việc vận động lưỡi và định hướng di chuyển lưỡi. Trẻ em bị dính thắng lưỡi bẩm sinh cần được xử lý bằng cách cắt thắng lưỡi.

Thời điểm thích hợp để tiến hành phẫu thuật cắt thắng lưỡi là khi bé 5-6 tháng tuổi. Trường hợp trẻ sơ sinh bị dính thắng lưỡi cấp độ 3 hoặc 4 thì có thể tiến hành phẫu thuật sớm hơn, từ lúc 3 tháng tuổi.

“5-6 tháng tuổi là giai đoạn trẻ nhỏ có đủ sức khỏe để trải qua tiến trình phẫu thuật cắt thắng lưỡi. Bên cạnh đó, đây là thời điểm hầu hết trẻ nhỏ đều chưa mọc răng nên sẽ hạn chế được trường hợp trẻ cắn dập lưỡi của mình sau phẫu thuật, khi thuốc tê ở lưỡi vẫn còn tác dụng”, bác sĩ Tiến cho biết thêm.

Lựa chọn phương pháp cắt thắng lưỡi tiên tiến, hiện đại

Hiện nay, có nhiều cách để điều trị dị tật dính thắng lưỡi cho trẻ. Phụ huynh nên tham khảo và ưu tiên lựa chọn các phương pháp tiên tiến, hiện đại, đem lại hiệu quả điều trị tối ưu cho con của mình.

5 điều mẹ cần chuẩn bị trước và sau phẫu thuật cắt thắng lưỡi cho bé - 2
Phẫu thuật cắt thắng lưỡi cho trẻ bằng dao Plasma hiện là phương pháp tiên tiến, được nhiều phụ huynh lựa chọn (Ảnh: Thu Cúc TCI).

Cắt thắng lưỡi bằng dao Plasma là phương pháp được nhiều phụ huynh tin tưởng lựa chọn. So với nhiều phương pháp khác, cắt thắng lưỡi bằng dao Plasma sở hữu 2 ưu điểm vượt trội gồm: 

Khả năng đông điện: dao Plasma cắt đến đâu sẽ cầm máu đến đó.

Sự giải phóng năng lượng tương đối thấp: dao plasma không làm bỏng các mô mềm lân cận vùng cắt.

“Từ thực tế áp dụng, phương pháp cắt thắng lưỡi bằng dao Plasma không gây đau, không gây sưng, hạn chế tối đa tình trạng chảy máu và biến chứng. Đây cũng là lý do phương pháp này nhận được sự tin tưởng và lựa chọn của các bậc phụ huynh”, bác sĩ Tiến chia sẻ.

Kiêng ăn uống tối thiểu 6 tiếng trước khi phẫu thuật 

Theo bác sĩ Tiến, một số phương pháp như cắt thắng lưỡi bằng laser (dao điện) sẽ không đòi hỏi bệnh nhi phải nhịn ăn uống trước phẫu thuật. Thế nhưng nếu sử dụng phương pháp cắt thắng lưỡi bằng dao Plasma, phụ huynh cần cho trẻ nhịn ăn, uống tối thiểu 6 tiếng trước khi gây mê để phẫu thuật.

Lý do là vì trẻ cần được làm xét nghiệm trước khi tiến hành gây mê và phẫu thuật. Việc nhịn ăn, uống sẽ giúp kết quả xét nghiệm được chính xác hơn. Phụ huynh cũng có thể an tâm vì phương pháp cắt thắng lưỡi bằng dao Plasma chỉ gây mê với liều lượng thấp, trong thời gian ngắn nên an toàn với trẻ nhỏ.

Chuẩn bị sữa cho trẻ uống sau khi đã hoàn tất phẫu thuật cắt thắng lưỡi

Trước khi phẫu thuật cắt thắng lưỡi, bác sĩ thường khuyên phụ huynh nên hạn chế cho trẻ ăn uống. Trường hợp trẻ cắt thắng lưỡi bằng dao Plasma còn phải nhịn ăn uống tối thiểu 6 tiếng trước khi vào phòng phẫu thuật. Do đó, sau phẫu thuật trẻ có xu hướng rất đói bụng, phụ huynh nên chủ động chuẩn bị sữa để cho trẻ uống.

Với phương pháp cắt thắng lưỡi bằng dao Plasma, khoảng 30-60 phút sau phẫu thuật là trẻ đã có thể ăn uống trở lại bình thường. Ngoài uống sữa, trẻ còn có thể ăn cả các thức ăn mềm, lỏng và nguội sau phẫu thuật mà không ảnh hưởng gì.

Chăm sóc cẩn thận và cho bé vận động lưỡi sau cắt thắng lưỡi

Những ngày đầu sau cắt thắng lưỡi, phụ huynh có thể quan sát thấy một vệt màu trắng tại vị trí cắt thắng lưỡi của trẻ. Đây là phần mô đã được xử lý để cầm máu cho vết thương. Do đó, dù bé có thể bú, ăn uống trở lại bình thường nhưng phụ huynh vẫn cần chăm sóc con thật cẩn thận:

– Vệ sinh răng miệng cho trẻ hàng ngày, đúng cách.

– Không cho bé cầm vật cứng, ngậm vật cứng trong miệng hay chạm tay vào vết thương sau phẫu thuật vì có thể gây chảy máu, nhiễm trùng vị trí cắt.

– Cho trẻ uống thuốc và tái khám đúng theo chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, sau khi trẻ cắt thắng lưỡi, phụ huynh cần chú ý cho bé tập vận động lưỡi thường xuyên: hướng dẫn bé uốn lưỡi lên trên, thè lưỡi ra ngoài, giúp lưỡi di động tốt hơn và không để lại sẹo. 

5 điều mẹ cần chuẩn bị trước và sau phẫu thuật cắt thắng lưỡi cho bé - 3
Phòng phẫu thuật vô khuẩn 1 chiều tại TCI dùng thực hiện cắt thắng lưỡi cho bé (Ảnh: Thu Cúc TCI).

Bác sĩ Tiến khuyến cáo, cắt thắng lưỡi dù chỉ là một tiểu phẫu đơn giản nhưng phụ huynh nên tìm hiểu kỹ càng và lựa chọn địa chỉ y tế uy tín để đảm bảo phẫu thuật của con được diễn ra an toàn, ngăn ngừa viêm nhiễm, biến chứng.

Tại khoa Tai Mũi Họng, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI, dịch vụ cắt thắng lưỡi bằng dao Plasma tiên tiến được thực hiện trong phòng phẫu thuật vô khuẩn 1 chiều, đảm bảo vệ sinh và an toàn cho trẻ. Thao tác phẫu thuật chỉ mất 1-2 phút, toàn bộ quy trình từ bước gây mê tới hoàn tất diễn ra trong khoảng 15-20 phút.

Phẫu thuật được thực hiện trực tiếp bởi bác sĩ chuyên khoa nhiều năm kinh nghiệm, thao tác nhẹ nhàng, không đau, không chảy máu. Nhờ đó, các bậc phụ huynh có thể an tâm hơn khi chọn nơi đây để tiến hành phẫu thuật cắt thắng lưỡi cho bé.

Sức khỏe chủ động là chuyên mục do Báo Dân trí và Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI phối hợp thực hiện. Các bài viết có sự tham gia cố vấn của đội ngũ bác sĩ, chuyên gia kinh nghiệm của TCI, nhằm mang đến cho độc giả những kiến thức hữu ích về chăm sóc sức khỏe chủ động.

Tháng 12 này, Thu Cúc TCI tặng tới 50% phí khám nhi, 20% xét nghiệm cận lâm sàng và giảm tới 40% các gói khám sức khỏe định kỳ cho trẻ. Để tìm hiểu thêm thông tin và đặt lịch, khách hàng có thể liên hệ 1900 55 88 92 hoặc truy cập tại đây.


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *