5 lưu ý sống còn khi xuống dốc, đổ đèo bằng xe máy tay ga


Chiều 20/4, tình huống chiếc xe máy tay ga đi với tốc độ cao khi xuống dốc ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc) được chia sẻ trên mạng xã hội khiến nhiều người không khỏi thót tim. Theo đó, hai cô gái quê ở tỉnh Thái Nguyên ngồi trên xe bị thương sau cú tông mạnh vào lan can. Trong đó, người cầm lái bị xây xát ngoài da còn người ngồi sau bị khâu 2 mũi ở chân.

(Đoạn video ghi lại cảnh hai cô gái đổ đèo bằng xe tay ga ở Tam Đảo. Nguồn video: OFFB)

Thực tế, đây không phải là trường hợp hiếm gặp khi một chiếc xe máy tay ga gặp phải vấn đề như mất phanh khi đổ đèo nói chung và đèo Tam Đảo nói riêng. Những tình huống nguy hiểm trên cũng khiến nhiều người đặt câu hỏi, liệu có nên đi đường đèo bằng xe tay ga hay không?

(Chiếc SH Mode bị mất phanh khi đổ đèo tại Tam Đảo, được một người đàn ông đi xe máy đuổi theo và dùng tay giữ chiếc xe dừng lại an toàn. Video: HLX)

Trao đổi với VietNamNet, anh Nguyễn Hoàng Tùng – chuyên gia về kỹ thuật xe máy cho biết, do đặc thù xe tay ga chủ yếu sử dụng hệ truyền động vô cấp (CVT), không có số để ghìm tốc như xe số thông thường, khiến phanh phải hoạt động liên tục, dễ dẫn đến cháy phanh. Ngoài ra, bánh xe nhỏ, trọng tâm thấp và khả năng tản nhiệt kém cũng làm giảm độ ổn định khi xuống dốc dài.

“Do chỉ có thể dùng phanh để hãm tốc nên xe tay ga sẽ gặp bất lợi nhất định khi đổ đèo. Khi người điều khiển xe tay ga bóp phanh liên tục lúc xuống dốc sẽ khiến bộ phận này nóng rất nhanh, má phanh bị mài mòn, thậm chí phanh hoàn toàn mất tác dụng như trong trường hợp chiếc xe trong đoạn clip trên”, anh Tùng nói.

Tuy vậy, theo anh Tùng, việc sử dụng một chiếc xe máy tay ga để đi đường đèo dốc vẫn hoàn toàn có thể nếu nắm chắc một số nguyên tắc như sau:

Duy trì tốc độ vừa phải

Theo những người có kinh nghiệm, tốc độ xuống dốc cũng chỉ nên duy trì ở mức 20-30 km/h là hợp lý. Nếu đi quá chậm, ECU trên một số xe sẽ tự động ngắt côn khiến xe bị mất lực hãm từ động cơ.

Còn nếu đi quá nhanh, côn sẽ không còn có tác dụng hãm nữa mà biến thành đẩy. Đồng thời, đi càng nhanh thì quán tính càng lớn, đồng nghĩa với phanh xe sẽ phải làm việc với cường độ cao hơn.

Sử dụng phanh đúng cách, kết hợp cả phanh trước và sau

Khi xuống đèo, không nên chỉ dùng một phanh mà phải phối hợp đều cả phanh trước và sau. Phanh sau giúp giữ ổn định thân xe, trong khi phanh trước tạo lực hãm mạnh. Việc kết hợp cả 2 phanh khiến lực hãm phân bố đều, tránh cháy phanh.

Tuy nhiên, việc bóp phanh cần từ tốn, nhấn-nhả hợp lý, tránh bóp đột ngột dễ gây trượt bánh, đặc biệt khi mặt đường trơn hoặc nhiều sỏi đá.


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *