Tính năng an toàn chủ động và bị động trên ô tô, cái nào quan trọng hơn?


Mới đây, mẫu MG5 của Trung Quốc và Mahindra Scorpio của Ấn Độ nhập khẩu vào Autralia bị ANCAP (Chương trình đánh giá và xếp hạng an toàn xe mới của Australia) đánh giá “0 sao” đã gây tranh cãi lớn, nhất là khi cùng mẫu Mahindra Scorpio lại được Global NCAP đánh giá “5 sao”. Một số chuyên gia xe quốc tế cho rằng ANCAP không khách quan khi quá chú trọng hệ thống hỗ trợ an toàn chủ động (ADAS) trong khi dường như coi nhẹ các tính năng an toàn bị động như sự chắc chắn của cấu trúc, khung gầm xe.

Vậy, tính năng an toàn chủ động (ADAS) có quan trọng hơn tính năng an toàn bị động?

Hệ thống trang bị an toàn chủ động ADAS 

ADAS (Advanced driver-assistance system) nghĩa là Hệ thống Hỗ trợ lái xe nâng cao, được thiết kế để hỗ trợ người lái có thể điều khiển xe một cách mượt mà, chủ động bảo vệ an toàn cho bản thân trong trường hợp bị mất tập trung hoặc xử lý chậm khi có các tình huống bất ngờ. Danh mục tính năng an toàn chủ động ngày càng được nâng cao hiện đại và thông minh, không khác gì một “trợ lý ảo” của các tài xế. 

Thông thường, đó là các tính năng như hệ thống chống bó cứng phanh ABS, phanh khẩn cấp tự động AEB, cảnh báo người lái khi buồn ngủ, giới hạn tốc độ, hỗ trợ đổ đèo, cảnh báo điểm mù, cảnh báo phương tiện cắt ngang phía sau, cảnh báo va chạm, hỗ trợ giữ làn đường, hệ thống hỗ trợ nhìn ban đêm, hệ thống hỗ trợ đỗ xe, hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng… 


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *