Hãy làm 7 việc này ngay khi còn trẻ để tương lai được hạnh phúc, khỏe mạnh


85 năm trước, các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard đã bắt đầu nghiên cứu về sự phát triển của người trưởng thành để xác định những lựa chọn lối sống nào khiến con người hạnh phúc trong suốt cuộc đời.

Theo CNBC Make It, đây là một nghiên cứu tổng thể bao gồm một số nghiên cứu trong 85 năm. Những người tham gia sau này được xếp vào hai loại trong cuộc sống của họ: “Happy – Well” (Hạnh phúc – Khỏe mạnh) và “Sad-Sick” (Buồn bã – Bệnh tật).

Hãy làm 7 việc này ngay khi còn trẻ để tương lai được hạnh phúc, khỏe mạnh - 1

Bạn hoàn toàn có thể học cách kiểm soát cân nặng, việc tập thể dục, quản lý stress, không hút thuốc lá… để có một cuộc sống vui vẻ, khỏe mạnh khi về già (Ảnh minh họa: Shutterstock).

Dưới đây là những hành vi có thể dẫn đến một cuộc sống hạnh phúc và tốt đẹp cho bạn:

– Không hút thuốc.

– Tránh lạm dụng rượu.

– Duy trì cân nặng khỏe mạnh

– Tập thể dục hàng ngày

– Áp dụng các phương pháp đối phó thích ứng, nghĩa là bạn có những phương pháp giải quyết xung đột tốt.

– Bồi dưỡng tư duy phát triển, bạn nên đầu tư vào giáo dục và thực hành học tập suốt đời.

– Duy trì tình bạn ổn định, lâu dài và các mối quan hệ yêu thương.

Những người tham gia nghiên cứu hoàn thành bảng câu hỏi về các khía cạnh trong cuộc sống của họ như sức khỏe tâm thần và chất lượng hôn nhân hai năm một lần. Họ gửi thông tin sức khỏe 5 năm một lần và được phỏng vấn 5 đến 10 năm một lần để ghi nhận các thông tin chuyên sâu hơn.

Theo nhóm nghiên cứu, bạn hãy để tuổi già của mình trôi qua trong vui vẻ và khỏe mạnh, thay vì buồn bã và bệnh tật, ít nhất là dưới sự kiểm soát của cá nhân.

Chúng ta có thể kiểm soát đáng kể cân nặng, việc tập thể dục, trình độ học vấn cũng như việc lạm dụng thuốc lá và rượu của mình.

Khói thuốc lá chứa 7.000 hóa chất, trong đó có 69 chất gây ung thư.  Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư phổi, vòm miệng, họng, thanh quản, thực quản, thận, bàng quang, tá tràng, tử cung, thận, dạ dày, ruột già và hậu môn, gan…

Khói thuốc có thể tồn tại ở khắp mọi nơi và đặc biệt không có ngưỡng an toàn khi phơi nhiễm với khói thuốc lá thụ động. Nó gây ảnh hưởng đến cộng đồng mà nạn nhân chủ yếu đa phần là phụ nữ và trẻ em. Phụ nữ phơi nhiễm với khói thuốc lá thụ động chiếm tỷ lệ tới 80%, còn trẻ em là 50%.

Không chỉ tăng nguy cơ mắc ung thư, uống nhiều rượu còn gây ra các bệnh ở gan, tụy, bệnh tim mạch… Rượu đã được chứng minh là trực tiếp làm tăng nguy cơ ung thư đường tiêu hóa và tham gia vào quá trình làm thay đổi cấu trúc ADN.

Trong khi đó, rượu cũng làm giảm nồng độ chất chống oxy hóa trong máu như làm giảm vitamin A và E, sắt và một số vitamin B bao gồm axit folic và thiamine, làm suy yếu hệ thống miễn dịch, do đó làm tăng nguy cơ ung thư vú, khoang miệng, phổi, thực quản, dạ dày, gan, trực tràng.

Theo Trung tâm dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện K, gan là cơ quan chính của quá trình chuyển hóa ethanol nên gan có mức độ tổn thương mô lớn nhất do uống nhiều rượu.

Uống rượu quá mức và lâu ngày tạo ra một loạt các tổn thương gan, đặc trưng nhất là nhiễm mỡ, viêm gan và xơ gan. Ngoài ra, uống rượu cũng tăng nguy cơ bị sỏi mật có triệu chứng. Đây cũng là một trong những nguy cơ gây viêm tụy. 

Ngoài ra, khi sử dụng rượu sẽ gây ra các bệnh bao gồm, bệnh tâm thần kinh, bệnh tiểu đường, bệnh gout, bệnh viêm dạ dày… 

Hoạt động thể chất thường xuyên với cường độ thích hợp đã được chứng minh là một yếu tố độc lập trong việc ngăn ngừa, cải thiện các bệnh tim mạch ở các nhóm dân số khác nhau. Nó giúp tăng cường, duy trì sức khỏe, chống lão hóa, có tác dụng hữu ích trong việc ngăn ngừa sự xuất hiện của nhiều bệnh mãn tính. 

Cụ thể, duy trì hoạt động thể chất hằng ngày được báo cáo là làm tăng tuổi thọ thêm 8-10 năm và ngăn ngừa được các bệnh mãn tính so với lối sống ít vận động. 


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *