Bệnh nhân vô phương cứu chữa vì siêu vi khuẩn kháng thuốc


PGS Giáp chia sẻ tại Hội nghị triển khai Chiến lược quốc gia về phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2045 và hưởng ứng “Tuần lễ thế giới nâng cao nhận thức về kháng sinh” diễn ra ngày 20/11 tại Hà Nội.

Theo PGS Giáp, tại bệnh viện, bác sĩ chứng kiến những ca bệnh nhiễm khuẩn vô phương cứu chữa, bởi bệnh nhân nhiễm vi khuẩn kháng gần hết kháng sinh, thậm chí tất cả kháng sinh trên thị trường.

“Chính vì vậy, chúng ta cần hành động để ngăn chặn tình trạng kháng kháng sinh. Đại diện khối bệnh viện, Bạch Mai cam kết thực hiện nghiêm chỉnh, triển khai hiệu quả nội dung, mục tiêu chiến lược quốc gia về phòng chống kháng kháng sinh.

Bệnh viện xây dựng các phác đồ chuyên môn, cập nhật hướng dẫn sử dụng kháng sinh trong bệnh viện, xây dựng phác đồ điều trị các bệnh truyền nhiễm mới nổi”, PGS Giáp thông tin.

GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, Tổ chức Y tế thế giới đã tuyên bố kháng thuốc là một trong 10 mối đe dọa hàng đầu về sức khỏe công cộng toàn cầu mà nhân loại phải đối mặt. 

Bệnh nhân vô phương cứu chữa vì siêu vi khuẩn kháng thuốc - 1

GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế cảnh báo, tình trạng kháng kháng sinh là mối đe dọa sức khỏe toàn cầu (Ảnh: L.H).

“Kháng thuốc vẫn đang là mối lo ngại ở Việt Nam. Báo cáo gần đây của chúng tôi cho thấy từ dữ liệu kháng sinh đồ: xu hướng kháng kháng sinh ngày càng tăng trong thập kỷ qua.

Nhiều thách thức vẫn còn tồn tại, bao gồm năng lực hạn chế của các phòng xét nghiệm trong việc tiến hành giám sát và phân tích dữ liệu, kê đơn thuốc kháng sinh không phù hợp và thiếu việc thực thi các quy định về bán thuốc kháng sinh”, Thứ trưởng Bộ Y tế chia sẻ.

Tại Việt Nam, Chiến lược Quốc gia về phòng, chống kháng thuốc giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1121/QĐ-TTg ngày 25/09/2023.

Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, năm 2018, Việt Nam đã cấm sử dụng kháng sinh kích thích tăng trưởng, 2020 yêu cầu kê đơn đối với tất cả các loại kháng sinh sử dụng trên động vật, tiến tới bỏ dần sử dụng kháng sinh điều trị dự phòng trong ngành chăn nuôi vào năm 2026.

Tiến sĩ Angela Pratt, Đại diện WHO tại Việt Nam đánh giá, Việt Nam nằm trong số các nước có tỷ lệ kháng thuốc cao do lạm dụng, sử dụng không hợp lý thuốc kháng vi sinh vật, đặc biệt là thuốc kháng sinh; hiệu thuốc bán thuốc kháng sinh không kê đơn.

Bệnh nhân vô phương cứu chữa vì siêu vi khuẩn kháng thuốc - 2

Các đơn vị kí kết thoải thuận về phòng, chống kháng thuốc (Ảnh: L.H).

Để ngăn chặn kháng kháng sinh, Thứ trưởng Bộ Y tế kêu gọi người dân chỉ nên dùng thuốc kháng sinh theo đơn kê, tuân thủ hướng dẫn khi sử dụng kháng sinh; không bao giờ dùng chung hoặc sử dụng kháng sinh còn thừa của người khác…

Cần ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách rửa tay thường xuyên, chuẩn bị thức ăn hợp vệ sinh, tránh tiếp xúc gần với người bệnh, thực hành tình dục an toàn và tiêm chủng đầy đủ.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cảnh báo, trên thế giới đã xuất hiện các vi khuẩn kháng với hầu hết kháng sinh, còn gọi là vi khuẩn siêu kháng thuốc. Khi nhiễm trùng có thể không điều trị được bằng các thuốc kháng sinh lựa chọn đầu tiên, nhiều thuốc đắt tiền phải sử dụng.

Tình trạng kháng kháng sinh làm kéo dài thời gian điều trị, thời gian nằm viện, chi phí khám chữa bệnh và có thể dẫn đến tử vong.

Dự báo đến năm 2050, chi phí do kháng kháng sinh trên toàn cầu lên tới 100 nghìn tỷ đô la Mỹ và gây ra khoảng 10 triệu ca tử vong thêm mỗi năm.

Việt Nam là một trong 6 nước đầu tiên thuộc khu vực châu Á Thái Bình Dương đã xây dựng và thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống kháng thuốc từ năm 2013, đã đạt được nhiều thành tựu phù hợp với Kế hoạch hành động toàn cầu của WHO về kháng thuốc:


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *