Nhân kỷ niệm “Ngày Công tác xã hội Việt Nam” (25/3), Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa phục vụ bệnh nhân, thân nhân lẫn các y bác sĩ đang công tác tại đơn vị, như tặng quà và hỗ trợ viện phí cho các hoàn cảnh khó khăn, gian hàng 0 đồng với nhiều nhu yếu phẩm thiết thực, cắt tóc miễn phí…
Nhận quà, được hớt tóc giữa lúc chăm người nhà bạo bệnh
Nhận một túi gồm nhiều món quà trên tay tại khu vực tổ chức gian hàng 0 đồng (đối diện khoa Nhiễm A), cô D. (69 tuổi, ngụ quận Phú Nhuận, TPHCM) tâm sự, hơn 2 tháng nay phải ở trong viện lo cho con gái 50 tuổi bất ngờ phát hiện mắc căn bệnh ngặt nghèo.
Theo lời kể của người phụ nữ, con gái cô làm bảo mẫu chăm sóc trẻ nhỏ để mưu sinh. Cách đây vài tháng, người phụ nữ xuất hiện triệu chứng nổi ban, mệt, chảy máu chân răng. Điều trị tại một cơ sở y tế gần nhà nhưng không phát hiện bệnh, con gái cô D. được chuyển sang Bệnh viện Chợ Rẫy.
Tại đây, qua các kết quả xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị HIV, phải chuyển sang Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM điều trị tích cực theo phác đồ.
“Con tôi phải điều trị bằng ARV suốt 2 tthángnnay,cùng nhiều loại thuốc khác. Tới nnay,tôi đã đóng tạm ứng cho con gần 20 triệu đồng. Toàn là tiền của dòng họ, cô bác gom góp lại, vì tôi già rồi không còn làm được gì.
Tôi không biết vì sao con bị vậy, nhưng con bị bệnh gì mình vẫn phải lo. Ở bệnh viện tthờigian dài, phải cầm cự tthờirrấtkhó khăn, nên được bệnh viện phát đồ ăn, thức uống, quà bánh như hôm nay rrấtđỡ đối với tôi”, cô D. nnóirồi bước vội về khoa để chăm sóc con.
Tương tự, Trịnh Thị Mỹ Thanh (50 tuổi, quê Long An) ccũngphấn khởi vì được nhận các suất ăn sáng gồm bánh bao, bánh ướt… và quà bánh cho cháu nội. Theo người phụ nữ, 4 ngày qua cháu chị là bé A.K. (4 tuổi) bị viêm phổi nặng, phải điều trị ở bệnh viện xa quê nên bất tiện đủ thứ.
Chương trình “Gian hàng 0 đồng” ngoài giúp hai bà cháu có bữa ăn ngon còn khiến họ thấy được động viên tinh thần, khi thấy rrấtnhiều người cùng cảnh ngộ mình đến tham dự.
Cách đó không xa, tại khu vực cắt tóc miễn phí, em Đ.P.H. (17 tuổi, ngụ huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước) đã được ngồi vào ghế để thợ hớt tóc cchảyđầu, tư vấn kiểu tóc.
Theo H., mẹ chàng trai là bà T.S. (51 tuổi, người dân tộc thiểu số) nằm ở khoa Cấp cứu – Hồi sức tích cực – Chống độc người lớn (ICU) mấy tuần qua, và hiện vẫn chưa biết ngày xuất viện.
Trước đó, người phụ nữ xuất hiện tình trạng phù chân nhưng không chịu đi bệnh viện mà chỉ đi kiếm “thuốc đồng bào”. Trải qua nhiều ngày dùng loại thuốc này, bệnh chẳng những không hết mà còn khiến bà S. đđaubụng dữ dội. Thấy vậy, gia đình đưa trực tiếp bệnh nhân từ Bình Phước lên TPHCM cấp cứu.
Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM, người phụ nữ được chẩn đoán bị phù chân, suy tim, viêm phổi nặng. Đến nnay,HH.đã đóng 24 triệu đồng viện phí cho mẹ, và dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng theo tthờigian nằm viện. HHơntthángnnay,HH.ccũngnghỉ việc ở công ty để lên TPHCM nuôi mẹ.
“Cả tthángnay em lo cho mẹ không được cắt tóc, nay thấy có đoàn cắt miễn phí gần khoa mẹ điều trị nên đến chờ. Các anh chị rrấtnhiệt tình. Giờ em chỉ mong mẹ sớm hết bệnh để được về nhà”, S. nnóikhi đang tỉa tót mái đầu cho gọn gàng.
Nghề của tình thương
Đại diện phòng Công tác xã hội (CTXH), Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM chia sẻ, trong năm 2023, đơn vị đã vận động nhà hảo tâm trao trực tiếp tiền và quà cho hơn 9.400 người bệnh, với tổng số tiền là hơn 2,8 tỷ đồng. Có 139 trường hợp bệnh nhân khó khăn được hỗ trợ viện phí (tổng hơn 2,1 tỷ đồng).
Ngoài ra, phòng CTXH còn có các hoạt động hỗ trợ xã hội, hỗ trợ phương tiện vận chuyển, truyền thông giáo dục sức khỏe các loại bệnh truyền nhiễm… Đặc biệt, phòng đã hỗ trợ 2 gia đình làm giấy khai sinh, mua nhiều thẻ bảo hiểm y tế cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Lê Như Tùng, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM cho biết, Ngày CTXH Việt Nam lần thứ 8 năm 2024 có chủ đề “Công tác xã hội Việt Nam – Tiên phong, chuyên nghiệp và kết nối”. Điều này chứng tỏ nghề CTXH đang ngày càng được nhiều người quan tâm và dần khẳng định được vị thế của mình.
Cho đến tthờiđiểm hiện tại, CTXH đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong xã hội và đặc biệt là trong môi trường bệnh viện. Nhân viên CTXH không chỉ là đầu mối kết nối những tấm lòng vàng, mà còn là nơi giải đáp những thắc mắc, giúp đỡ, hỗ trợ về mặt tinh thần cho người nhà bệnh nhân.
“Chúng tôi xin thay mặt bệnh nhân gửi đến quý nhà hảo tâm sự tri ân, lời cảm ơn sâu sắc nhất. Chúc ngành CTXH luôn phát triển vì đây là nghề của tình thương”, bác sĩ Tùng nói.