Đang lái xe, bị gây chuyện, cà khịa trên đường phải ứng biến ra sao?


Mới đây, vụ xô xát xảy ra giữa hai nam thanh niên đi xe Honda SH và hai người ngồi trên ô tô tại tuyến đường Vành đai 2 trên cao (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của dư luận.

Video vụ 2 đối tượng đi xe máy trên đường Vành đai 2 trên cao lái xe đánh võng, gây gổ với tài xế ô tô

Cụ thể, vụ việc xảy ra vào khoảng 16h ngày 25/2 trên đường Vành đai 2 (đoạn đường này cấm mô tô, xe máy). Thời điểm trên, chị T.A. (28 tuổi, ở quận Long Biên, Hà Nội) đi ô tô thì bị xe máy Honda SH do Trần Văn Hiệp lái, chở theo Trịnh Thịnh, lạng lách, tạt đầu. Các đối tượng khi đó đã đập vào xe của chị T.A. rồi chửi bới vì cho rằng chị này quay phim mình.

Hiệp và Thịnh tiếp tục di chuyển trên đường Vành đai 2 và gây gổ, chặn đầu một ô tô màu trắng hiệu VinFast Fadil, trên xe có hai người đàn ông. Không kìm chế được trước hành vi của Hiệp và Thịnh, hai người đàn ông trên xe đã nhảy xuống và xảy ra xô xát. Sự việc được chính chị T.A ghi lại bằng điện thoại. Hiệp và Thịnh sau đó đã bị công an triệu tập và tạm giữ để điều tra.

Chống trả sau khi bị gây gổ, hành hung

Trao đổi với PV VietNamNet về vụ việc trên, luật sư Đặng Văn Cường – Trưởng văn phòng Luật sư Chính Pháp (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho rằng, ngoài vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, như chạy xe vào đường cấm, không đội mũ bảo hiểm, lạng lách đánh võng, có nồng độ cồn,… hai thanh niên đi xe máy lại có hành vi chặn đầu xe ô tô và hành hung người tham gia giao thông.

Những hành vi nói trên có dấu hiệu gây rối trật tự công cộng và cố ý gây thương tích rất rõ theo quy định của Điều 318 Bộ luật Hình sự. Cơ quan chức năng sẽ làm rõ nguyên nhân sự việc và xác định hậu quả đối với nạn nhân và xã hội để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

Về những người liên quan, cụ thể là hai người đàn ông trên xe Vinfast Fadil, luật sư Cường cho rằng, cơ quan chức năng cũng cần phải làm rõ cả hành vi của họ.

“Nếu trong trường hợp kết quả xác minh cho thấy, 2 người này bị đe dọa, uy hiếp và bị đánh trước, sau đó có hành vi dùng vũ lực một cách cần thiết để chống trả thì đây được xem là tình tiết phòng vệ chính đáng, sẽ được loại trừ trách nhiệm hình sự cũng như các trách nhiệm pháp lý khác”, ông Cường phân tích.

Vị luật sư này cũng chia sẻ thêm: “Về mặt dư luận xã hội, hai người trên xe ô tô đang được cộng đồng tán dương, ủng hộ. Rất nhiều người cho rằng đây là hành vi phòng vệ chính đáng vì hai người đi xe máy đã chửi bới xúc phạm rồi chặn đầu, lôi họ ra khỏi xe, bởi vậy những người này được phép chống trả lại”.


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *