Hãng xe Trung Quốc Haima: Một thời đỉnh cao rồi xuống dốc, có gì khi trở lại?


Cuối tuần qua, Haima chính thức trở thành hãng xe ô tô Trung Quốc thứ 4 vào Việt Nam, sau Wuling, Haval và Lynk & Co.

Tại Việt Nam, Haima không phải là cái tên quá xa lạ bởi thương hiệu xe Trung Quốc này đã từng có mặt tại thị trường trong nước năm 2011. Tuy nhiên, 6 năm sau (2017), thương hiệu này đã rút lui.

Tại Trung Quốc, Haima cũng có một hành trình hơn 30 năm đầy thăng trầm.

Thời kỳ đỉnh cao và mối duyên hợp tan với Mazda, FAW

Haima được thành lập vào năm 1992 dưới hình thức liên doanh giữa chính quyền tỉnh Hải Nam và Mazda Nhật Bản để sản xuất các mẫu xe Mazda bán tại Trung Quốc. Tên gọi Haima chính là sự kết hợp giữa 2 cụm từ Hải Nam và Mazda. 

Chính vì vậy, các mẫu xe của Haima sản xuất có vóc dáng khá giống Mazda nhưng mang tên gọi khác. Điển hình như chiếc Haima2 tương tự Mazda2, Haima3 là phiên bản của Mazda3. Chiếc MPV Freema dựa trên nền Premacy còn Haima7 thuộc dòng thể thao đa dụng như Mazda CX7.

Thỏa thuận liên doanh kéo dài cho đến năm 2006, cổ phần của Mazda chiếm 49% trong liên doanh Haima được Tập đoàn ô tô FAW mua lại. Đến tháng 4/2009, Reuters đưa tin rằng mối quan hệ hợp tác của Haima với Mazda gần như đã chấm dứt hoàn toàn khi hãng xe Nhật tố Haima cố tình sản xuất ra một số sản phẩm giống của Mazda mà không có sự đồng ý, dù trước đó công ty vẫn được quyền kinh doanh một số mẫu xe cũ của Mazda.

Nhưng năm tháng kết hợp với Mazda và sau đó có sự đỡ đầu của FAW đã giúp Haima học hỏi và nắm được phần nhiều công nghệ sản xuất xe. Năm 2008, Haima bắt đầu xây dựng nhà máy lắp ráp thứ 3 ở Hải Nam, với công suất sản xuất 100.000 chiếc mỗi năm.

Cùng với 2 nhà máy cũ nằm ở Hải Khẩu, Hải Nam và thành phố Trịnh Châu, đều có năng lực sản xuất 150.000 xe mỗi năm, Haima trở thành thế lực mới trong sản xuất ô tô nội địa Trung Quốc. 


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *