Các nhà nghiên cứu địa chất học được cho rằng đã phát hiện ra nguồn cung Lithium lớn nhất thế giới tại miền tây nước Mỹ.
Quan trọng hơn, lượng khoáng sản này có thể giúp cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp xe điện toàn cầu trong nhiều thập kỷ tới, đồng thời giúp ngành xe điện của Mỹ dễ dàng vượt lên so với đối thủ Trung Quốc.
Khu vực mỏ quặng mới này nằm trên vùng núi lửa McDermitt, chạy dọc theo biên giới giữa 2 bang Nevada và Oregon. Giới chuyên gia phán đoán lượng Lithium lớn ở đã được tạo ra sau vụ nổ của một siêu núi lửa cách đây 16 triệu năm. Mặc dù cần phải được kiểm chứng, nhưng theo một số ước tính ban đầu, quặng khoáng sản này có thể chứa lên đến 120 triệu tấn Lithium. Điều này sẽ là một cú hích cho ngành công nghiệp xe điện Mỹ.
Theo tờ Independent, lượng Lithium trong khu vực núi lửa này gấp 12 lần so với khu vực hoang mạc Bolivia, vốn là mỏ quặng cung cấp Lithium lớn nhất thế giới tại thời điểm này. Trong một bài viết được công bố trên tạp chí Science Advances, các nhà nghiên cứu đã cho biết các nguồn Lithium từ trầm tích núi lửa thường là các mỏ chất lượng cao với hàm lượng tạp chất rất thấp. Các trầm tích thuộc kỷ Miocene ở phía nam của lõi núi lửa McDermitt có chứa nồng độ Lithium rất cao.
Điều này có thể là tin vui cho Mỹ, khi mà trước đây quốc gia này trước nay vẫn phụ thuộc vào nguồn cung từ các quốc gia có mỏ Lithium. Tuy nhiên, việc khai thác tại khu vực này đang bị một số nhà bảo vệ môi trường phản đối vì e ngại ảnh hưởng đến cảnh quan tự nhiên, cũng như đây là vùng đất linh thiêng của các dân tộc bản địa.
Trong tình huống khả quan nhất, các nhà địa chất của Americas Corporation tin rằng việc khai thác có thể bắt đầu vào năm 2026. Nếu điều này xảy ra, nó có thể giúp đáp ứng nhu cầu trong tương lai của ngành công nghiệp xe điện, dự kiến sẽ tăng gấp 8 lần vào năm 2040.
Nhật Hoàng (Theo Carscoops)
Hãy chia sẻ bài viết cảm nhận, hình ảnh về chủ đề ô tô xe máy tới ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Cuộc cách mạng Công nghệ Lithium là sự thay đổi lớn nhất mà ngành công nghiệp ô tô điện (EV) chứng kiến kể từ khi Ford phát minh ra dây chuyền lắp ráp vào năm 1913.